Vụ Tổ chức Cán bộ


I. Địa chỉ

Địa chỉ: 67a Trương Định - Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội;
Điện thoại: (024) 39740333 số máy lẻ 704

II. Lãnh đạo

 

 

Phó vụ trưởng Phụ trách: Bùi Kim Giang

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

 

Phó Vụ trưởng: Đinh Xuân Thành

 

 

 

 

 

(Trích Quyết định số 929/QĐ-TCGDNN ngày 29 tháng 11 năm 2017, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức Cán bộ)

 

III. Chức năng

 Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, giúp Tổng Cục trưởng quản lý và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ quản lý nhà nước các cấp và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền của Tổng cục theo quy định của pháp luật.

 IV. Nhiệm vụ, quyền hạn

             1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về công tác tổ chức, cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ quản lý nhà nước các cấp và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục.

2. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về công tác tổ chức, cán bộ trình cấp có thẩm quyền:

a) Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

b) Quy định về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Trung ương đến địa phương;

c) Quy định điều kiện thành lập, cho phép thành lập, giải thể trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp; thành lập, cho phep thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu trường cao đẳng, trường trung cấp; thành lập văn phòng đại diện của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam;

d) Quy định về xếp hạng các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập;

đ) Quy định về tiêu chuẩn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

e) Quy định nội dung chương trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ; mẫu và quy chế quản lý, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp các cấp.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ quản lý nhà nước các cấp và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục sau khi được phê duyệt.

4. Về công tác tổ chức, biên chế

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp; hội đồng trường; văn phòng đại diện giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; việc xếp hạng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; định mức biên chế trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện. Thường trực giúp Tổng Cục trưởng tổ chức thực hiện việc thẩm định và trình phê duyệt đề án thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các đơn vị thuộc Tổng cục và các trường cao đẳng trong phạm vi cả nước;

b) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục;

c) Xây dựng vị trí việc làm trong cơ quan Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, hướng dẫn các đơn vị xây dựng vị trí việc làm;

d) Hướng dẫn việc công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng, trường trung cấp và giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận trường cao đẳng tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; thành lập Hội đồng quản trị, công nhận, không công nhận Hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục trong phạm vi cả nước;

đ) Xây dựng kế hoạch và phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính đối với các đơn vị thuộc Tổng cục; thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền kế hoạch biên chế của các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục.

5. Về công tác cán bộ

a) Xây dựng cơ cấu ngạch công chức, viên chức và tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức, viên chức các đơn vị thuộc Tổng cục;

b) Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo quản lý các đơn vị thuộc Tổng cục; kế hoạch luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý; kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ;

c) Hướng dẫn quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo của các đơn vị thuộc Tổng cục, trình cấp có thẩm quyền quyết định;

d) Trình cấp có thẩm quyền quyết định tiếp nhận, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi tuyển và nâng ngạch, nâng bậc lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức các đơn vị thuộc Tổng cục; phối hợp với Văn phòng hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp;

đ) Đề xuất việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, học tập ở nước ngoài theo thẩm quyền của Tổng cục; đề xuất cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các ban, tổ chuyên môn theo yêu cầu;

e) Hướng dẫn và thực hiện công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm đối với các đơn vị thuộc Tổng cục theo quy định;

g) Hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thuộc Tổng cục kê khai tài sản, thu nhập và quản lý theo quy định;

h) Thực hiện công tác thống kê công chức, viên chức các đơn vị thuộc Tổng cục; quản lý hồ sơ công chức, viên chức theo phân cấp; thống kê đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

i) Hướng dẫn và thực hiện các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục theo phân cấp của Bộ;  

k) Phối hợp xây dựng chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước về tổ chức bộ máy hành chính và đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức các đơn vị thuộc Tổng cục.

6. Về công tác bảo vệ chính trị nội bộ

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong các đơn vị thuộc Tổng cục;

b) Phối hợp với Văn phòng xây dựng danh mục các tài liệu mật của ngành theo quy định của Nhà nước theo phân công;

c) Theo dõi đoàn cán bộ quản lý và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp Việt Nam ra nước ngoài và các đoàn cán bộ nước ngoài vào Việt Nam công tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

7. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng

a) Xây dựng trình cấp có thẩm quyền và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt việc đưa cán bộ quản lý, học sinh sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập, đào tạo, bồi dưỡng và người nước ngoài vào Việt Nam học tập, bồi dưỡng theo các cấp trình độ của Luật giáo dục nghề nghiệp;

b) Hướng dẫn xây dựng và tổng hợp quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp ở các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước các cấp và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng hội nhập quốc tế cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở các Bộ, ngành, địa phương và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

d) Xét chọn và đề cử cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thuộc Tổng cục đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ, tin học, hội nhập kinh tế quốc tế về giáo dục nghề nghiệp ở trong và ngoài nước;

đ) Kiểm tra, giám sát các đơn vị thuộc Tổng cục trong việc thực hiện các quy định về cử cán bộ, viên chức đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở trong và ngoài nước;

e) Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan để xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, tài liệu bồi dưỡng thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

8. Xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo đối với các đơn vị thuộc Tổng cục.

9. Hướng dẫn xây dựng và kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của các đơn vị thuộc Tổng cục.

10. Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về cơ sở giáo dục nghề nghiệp; về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổng hợp, báo cáo các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

11. Tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức theo phân công của Tổng cục.

12. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân công.

13. Quản lý cán bộ, công chức, hồ sơ, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định; thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong thực thi công vụ.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng giao.


 
V. Cơ cấu tổ chức
 

1. Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và không quá 03 Phó Vụ trưởng.

a) Vụ trưởng điều hành hoạt động của Vụ; chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Vụ; quản lý, phân công, sắp xếp cán bộ, công chức phù hợp với nhiệm vụ được giao và đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Vụ trưởng, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

2. Công chức của Vụ thực hiện theo chế độ chuyên viên, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về công việc được giao.