Vụ Pháp chế - Thanh tra


 
Địa chỉ: 67a Trương Định - Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội;
Điện thoại: (024) 39740333 số máy lẻ 604

 II. Lãnh đạo

 

 

Phó Vụ trưởng:  Phạm Văn Kỷn

 

 

 

 



 

 

Phó Vụ trưởng:  Vũ Văn Hà 

 

 
 
(Trích Quyết định Số 918/QĐ-TCGDNN ngày 29 tháng 11 năm 2017, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế - Thanh tra)

III. Vị trí và Chức năng 

Vụ Pháp chế - Thanh tra là đơn vị thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp.

IV. Nhiệm vụ, quyền hạn

 1. Về công tác pháp chế

a) Xây dựng pháp luật

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giáo dục nghề nghiệp;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Tổng Cục trưởng về dự kiến chương trình xây dựng pháp luật hàng năm về giáo dục nghề nghiệp; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Xây dựng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; điều lệ trường cao đẳng, điều lệ trường trung cấp và điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân công của Tổng Cục trưởng;

- Thẩm định về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác thuộc Tổng cục soạn thảo trước khi Tổng Cục trưởng ký trình Bộ;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp để trình Bộ đề nghị cơ quan, tổ chức góp ý kiến, đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

 - Làm đầu mối giúp Tổng Cục trưởng tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị trong và ngoài Tổng cục gửi lấy ý kiến.

b) Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị theo dõi, tổng kết và trình Tổng cục trưởng việc sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục nghề nghiệp;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp;

- Định kỳ trình Tổng Cục trưởng công bố văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp còn hiệu lực, hết hiệu lực toàn bộ hoặc hết hiệu lực một phần.

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện pháp điển Đề mục Giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

d) Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy định;

 - Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật để Tổng Cục trưởng trình Bộ xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền bãi bỏ toàn bộ, bãi bỏ một phần; thay thế văn bản; sửa đổi, bổ sung văn bản; ban hành văn bản mới; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản; ngưng hiệu lực một phần hoặc toàn bộ văn bản trong một thời hạn nhất định (nếu cần).

đ) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục nghề nghiệp

- Trình Tổng Cục trưởng chương trình kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục nghề nghiệp sau khi được phê duyệt.

 e) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục nghề nghiệp

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; sơ kết, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

g) Xây dựng cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về giáo dục nghề nghiệp;

h) Thực hiện cải cách hành chính về thể chế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

2. Về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

a) Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra về giáo dục nghề nghiệp hàng năm trình Tổng Cục trưởng phê duyệt;

b) Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức thực hiện thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo quy định. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

c) Chủ trì xây dựng các tài liệu chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra giáo dục nghề nghiệp; kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hoặc hủy bỏ các quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;

d) Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các kết luận, kiến nghị của thanh tra giáo dục nghề nghiệp; quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

đ) Phối hợp với Thanh tra Bộ hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra giáo dục nghề nghiệp cho thanh tra viên, cán bộ quản lý về giáo dục nghề nghiệp của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện; bồi dưỡng và quản lý hoạt động đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục nghề nghiệp;

e) Phối hợp với Thanh tra Bộ hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động tự thanh tra trong các trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi cả nước;

g) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

h) Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

3. Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Chủ trì và phối hợp với Vụ Đào tạo chính quy, Vụ Đào tạo thường xuyên, Vụ Cơ sở vật chất và Thiết bị, Vụ Nhà giáo, Vụ Tổ chức cán bộ kiểm tra các điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học theo quy định. Phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra hoạt động của các cơ sở đào tạo lái xe ô tô.

4. Phối hợp với Vụ Đào tạo chính quy, Vụ Đào tạo thường xuyên kiểm tra việc thực hiện liên kết đào tạo, liên thông trong giáo dục nghề nghiệp, đào tạo thường xuyên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định. Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Ban Quản lý các dự án giáo dục nghề nghiệp vốn chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia kiểm tra, giám sát việc phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục nghề nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

5. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về giáo dục nghề nghiệp.

6. Theo dõi việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gửi mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ đào tạo và quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

7. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân công.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng giao.

 
V. Cơ cấu tổ chức
 

1. Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và không quá 03 Phó Vụ trưởng.

a) Vụ trưởng điều hành hoạt động của Vụ; chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Vụ; quản lý, phân công, sắp xếp cán bộ, công chức phù hợp với nhiệm vụ được giao và đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Vụ trưởng, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

2. Công chức của Vụ thực hiện theo chế độ chuyên viên, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về công việc được giao.