Vụ Đào tạo thường xuyên


I. Địa chỉ

Địa chỉ: 67a Trương Định - Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội;
Điện thoại: (024) 39740333 số máy lẻ 605

II. Lãnh đạo

 

Vụ trưởng: Đào Trọng Độ

 
 
 

 


 
(Trích Quyết định Số 575/QĐ-TCGDNN ngày 01 tháng 6 năm 2018, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Đào tạo thường xuyên)
 

III. Chức năng

Vụ Đào tạo thường xuyên là đơn vị thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên; đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật.

 

IV. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên; đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.

2. Hướng dẫn xây dựng, quản lý danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên.

3. Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

4. Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên; đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.

5. Về đào tạo trình độ sơ cấp:

a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền kế hoạch trung hạn, dài hạn và hàng năm về đào tạo trình độ sơ cấp;

b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp đối với từng ngành, nghề đào tạo (chuẩn đầu ra bậc I, II, II của Khung trình độ quốc gia và các minh chứng kèm theo);

c) Hướng dẫn thực hiện quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp; quy trình biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và việc lựa chọn, phê duyệt sử dụng chương trình, giáo trình đào tạo của nước ngoài;

d) Hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp chứng chỉ sơ cấp và liên kết đào tạo trình độ sơ cấp;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện kế hoạch, chính sách về đào tạo trình độ sơ cấp.

6. Về đào tạo thường xuyên:

a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền kế hoạch trung hạn, dài hạn và hàng năm về đào tạo thường xuyên ở các cấp trình độ đào tạo và các chương trình đào tạo thường xuyên khác;

b) Hướng dẫn thực hiện đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên (vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn) và thực hiện quản lý về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên đối với trường cao đẳng và đào tạo trình độ cao đẳng theo hình thức đào tạo thường xuyên đối với cơ sở giáo dục đại học theo quy định;

c) Hướng dẫn thực hiện các chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; chương trình chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng và việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; học nghề, tập nghề trong doanh nghiệp;

d) Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện kế hoạch, chính sách về đào tạo thường xuyên ở các cấp trình độ đào tạo và các chương trình đào tạo thường xuyên khác.

7. Về đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác:

a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền kế hoạch trung hạn, dài hạn và hàng năm về đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác;

b) Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn, gồm: công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn; công tác điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động, xây dựng danh mục nghề, mức chi phí đào tạo đối với từng nghề và chương trình đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, người dạy nghề và việc thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện vận chuyển đào tạo lưu động cho lao động nông thôn; công tác triển khai xây dựng, nhân rộng các mô hình đào tạo và tổ chức hoạt động đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn theo quy định.

c) Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp đối với lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác theo quy định;

d) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đối với những ngành, nghề để thực hiện xây dựng, nhân rộng mô hình đào tạo nghề nghiệp đối với lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác;

đ) Xây dựng, nhân rộng các mô hình đào tạo nghề nghiệp đối với lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác;

e) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo việc thực hiện kế hoạch, chính sách về đào tạo nghề nghiệp đối với lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.

8. Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm của Tổ công tác, Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

b) Tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Tổ công tác, Ban Chỉ đạo Trung ương và phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của thành viên Tổ công tác, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn;

c) Tổng hợp báo cáo 6 tháng, hàng năm tình hình thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn và kết quả hoạt động của Tổ công tác, Ban Chỉ đạo Trung ương;

d) Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết của Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn;

đ) Tổ chức giao ban định kỳ hàng năm giữa Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương, Tổ công tác với Thường trực Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố và tuyên truyền về thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn.

9. Phối hợp với với Vụ Kế hoạch - Tài chính thống kê cơ sở dữ liệu về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên; đào tạo nghề nghiệp đối với lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.

10. Phối hợp với Vụ Nhà giáo trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề cho lao động nông thôn.

11. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý công tác đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên; đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.

12. Phối hợp với Văn phòng Tổng cục hướng dẫn việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp.

13. Xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên; đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.

 

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng giao.


V. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và không quá 03 Phó Vụ trưởng.

a) Vụ trưởng có trách nhiệm điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng, trước pháp luật về hoạt động của Vụ; quản lý, phân công, sắp xếp công chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;

b) Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Vụ trưởng, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

 

2. Công chức của Vụ thực hiện theo chế độ chuyên viên, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về công việc được giao.