Cập nhật ngày: 16/04/2015

Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì việc sử dụng các thiết bị điện lạnh như tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, ... càng trở nên phổ biến. Nhu cầu sử dụng các thiết bị này thường tăng mạnh vào mùa hè, vì vậy đây được coi là mùa cao điểm đối với các kỹ thuật viên điện lạnh.

Công việc của Kỹ sư điện lạnh là đảm bảo việc vận hành, bảo dưỡng các hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí của các cơ quan, công sở quan trọng của nhà nước, các công ty, doanh nghiệp … Cũng không ít kỹ sư, kỹ thuật viên đang thiết kế hệ thống lạnh cho các công trình xây dựng. Nhưng để có thể lập nghiệp tốt trong nghề tiềm năng này, trước tiên cần phải có kiến thức và tay nghề thành thạo.
 
I. Học nghề điện lạnh, 100% có việc làm?
 
Hiện nay các công ty tuyển dụng kỹ sư, công nhân điện lạnh khá nhiều, có thể điểm qua một vài công ty lớn như: Công ty Carrier, REE, LG, SAMSUNG, Cty Đông lạnh thủy hải sản Searefico, Seaprodex, Agifish An Giang, Các Xí nghiệp chế biến thủy hải sản,… Ngoài ra còn có rất nhiều công ty đấu thầu lắp đặt hệ thống điện lạnh ở các công trình công nghiệp, dân dụng... đang có nhu cầu tuyển dụng với số lượng lớn. Ông Đồng Tấn Lập (Trưởng bộ môn Kỹ thuật máy lạnh - điều hòa không khí, Trường cao đẳng Nghề TP.HCM) cho biết: “Nhu cầu nhân lực ngành điện lạnh tại các công ty, khu công nghiệp rất cao. Nhiều đơn vị có nhu cầu tuyển dụng nhưng không đủ người cung ứng. 100% học viên theo học ngành này đều có việc làm”.
 
 
Đối với học viên theo học nghề điện lạnh mới tốt nghiệp, mức lương khởi điểm có thể từ 3-5
Một số địa chỉ đào tạo nghề này tại Việt Nam:
 
• Khu vực phía Nam có các trường: ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, CĐ Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, CĐ Nghề Ninh Thuận, CĐ DL Kỹ thuật Bình Dương, Trường trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương...
• Khu vực phía Bắc: ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Văn Lang, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông, …
triệu đồng/tháng; đối với những người có kinh nghiệm, tay nghề vững mức lương có thể đạt 6-8 triệu đồng/tháng. Với nghề này, bạn có thể dễ dàng tăng thu nhập bằng việc làm thêm hoặc tự kinh doanh. Tuy mức thu nhập khá cao so với các ngành nghề khác nhưng nhiều người thường cho rằng đây là nghề cực nhọc nên số lượng học viên theo học nghề này vẫn còn hạn chế. Đó cũng là lý do khiến cho lao động trong ngành này luôn thiếu hụt. 
 
Một trong những lý do quan trọng để các bạn lựa chọn con đường du học nghề là bằng cấp quốc tế. Trong bối cảnh đào tạo nghề nước ta mới đang dừng ở mức độ đại trà, hệ thống bằng cấp chưa có chuẩn quốc gia chung và chưa được các nước khác thừa nhận, thậm chí là các nước trong khu vực Đông Nam Á thì du học nghề mở ra cơ hội việc làm tốt hơn đối với người học. Điều dễ nhận thấy là cùng với các kỹ năng nghề được đào tạo, sinh viên du học nghề có khả năng tiếng Anh tốt nên cơ hội kiếm việc không chỉ ở Việt Nam. Thực tế đã có nhiều sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp đã làm việc cho các tập đoàn xuyên quốc gia tại những nước khác. Nhiều người sau khi hoàn thành các khoá học trở về nước cũng thường làm việc trong môi trường quốc tế với thu nhập tốt.
 
 
Các quốc gia như Australia, New Zealand hay những nước láng giềng như Singapore, Malaysia, Trung Quốc... là những quốc gia có mức học phí và sinh hoạt không quá cao cho những bạn trẻ du học nghề đến từ các quốc gia trên thế giới... Ngoài ra, các bạn trẻ muốn ra nước ngoài học nghề nhưng không có đủ học phí có thể tìm kiếm các suất học bổng từ nhà trường hoặc các tổ chức xã hội quốc tế dành cho các nước nghèo, các nước đang phát triển.
 
Tại sao học nghề tại Úc hấp dẫn sinh viên quốc tế?
 
•   Chi phí rẻ, thời gian học ngắn và linh hoạt: Chứng chỉ III/IV 1 năm, Cao đẳng 2 năm, Đại học 3 năm;
•   Việc làm tại Úc dễ dàng: Theo thống kê của chính phủ Úc, hơn 50% sinh viên quốc tế xin được việc làm chính thức tại Úc ngày sau tốt nghiệp và tới 75% sau 6 tháng. Đặc biệt, hơn 90% sinh viên xin được việc làm bán thời gian đúng với ngành nghề đang theo học. Mức lương làm thêm trung bình dao động từ 12 AUD – 25 AUD/giờ;
•   Thu nhập trung bình của Kỹ sư Máy lạnh và Điều hòa không khí (Refrigeration and Air Conditioning engineer – RAC) là 59.674 AUD/ năm (theo Payscale.com);
•   Cơ hội định cư cao: Nghề này nằm trong Danh mục nghề nghiệp có bảo trợ (State Sponsorship List) của nhiều bang và vùng lãnh thổ tại Úc;
 
III. Thu nhập của ngành Điện lạnh tại các nước phát triển:
 
Tại Anh, để trở thành một Kỹ sư RAC, bạn cần tham gia một khóa đào tạo chính quy, được cấp phép hoặc cấp bằng kỹ sư. Bạn cũng sẽ cần giấy chứng nhận để chứng minh bạn có thể làm việc với khí flo (F stage) – một loại khí được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp Điện lạnh. Với vị trí thực tập sinh, bạn có thể kiếm được từ £11.000- £19.000 một năm, tùy thuộc vào từng giai đoạn đào tạo. Những người mới ra trường có thể kiếm được từ £20.000- £25.000 một năm và những người có kinh nghiệm có thể kiếm được từ £26.000- £35.000 một năm (Nguồn: National careers service). Một số doanh nghiệp có thể đưa ra các mức lương cao hơn và bạn có thể nhận được tiền thưởng và tiền làm thêm giờ. Có hẳn một quy định của nhà nước về chế độ công tác phí trong thời gian đi công tác, chi phí đi lại và chi phí ăn ở đối với những người làm việc trong lĩnh vực này.
 
 
Theo số liệu từ Cục thống kê lao động Mỹ, mức lương trung bình dành cho các kỹ sư Nhiệt Điện lạnh là 45.830USD/ năm (số liệu tháng 5/2012). Dự báo mức tăng trưởng trong ngành đạt 34% từ năm 2010 đến năm 2020, cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng trung bình của tất cả các ngành nghề. Trong khoảng thời gian đó, sẽ có khoảng khoảng 90.300 việc làm được tạo ra. 
 
 
Do hệ thống HVAC - viết tắt của Heating, Ventilation, and Air Conditioning (sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí - đang ngày càng phức tạp, nên người sử dụng lao động thường ưa thích những ứng viên có trình độ đại học hoặc những người đã hoàn thành một khóa đào tạo nghề chính thức. Một số tiểu bang và địa phương ở Mỹ còn yêu cầu các kỹ thuật viên phải được cấp phép để hành nghề.
 
 
HB (Nguồn: Báo Dân trí)