Cập nhật ngày: 13/04/2015

Khoảng 6.000 học sinh, sinh viên đã tham gia ngày hội “Hướng nghiệp, dạy nghề” lần 3-2015 do Thành đoàn TP.HCM tổ chức ngày 12-4. Tại ngày hội, học sinh, sinh viên đến từ các trường THCS, THPT, trung cấp đã được tham quan nhiều mô hình ngành nghề do các đơn vị đào tạo trình diễn tại ngày hội. Bên cạnh đó, bạn trẻ tham gia ngày hội còn được gặp gỡ các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng ở nhiều lĩnh vực ngành nghề như: nhân viên bán hàng, nhân viên tín dụng, điện thoại viên, nhân viên chăm sóc khách hàng, thu ngân, kỹ sư điện.

Học sinh thích thú với các mẫu bánh được triển lãm tại gian hàng của Trung tâm dạy nghề Á - Âu. Ảnh: Quang Phương

 
 
Học nghề vẫn làm “thầy”
 
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh, hiệu trưởng Trường CĐ nghề CNTT iSpace, chia sẻ cùng học sinh: “Hiện nay tâm lý sính bằng cấp của xã hội vẫn còn nặng nề. Vì thế những người chọn học nghề là những người “can đảm” cần được khen ngợi”.
 
“Chọn học nghề là các bạn xác định được năng lực bản thân và con đường đi của mình ngay từ đầu nên khi vào học nghề các bạn sẽ chú tâm học hơn. Hơn nữa, học nghề là học kỹ năng thực hành nghề, do đó khi ra trường các bạn sẽ tự tin hơn trong nghề nghiệp. Điều quan trọng là các bạn trẻ phải xác định mình hợp với nghề gì. Do vậy việc tổ chức các ngày hội nghề nghiệp là rất cần thiết với các bạn trẻ” - thạc sĩ Hoàng Anh nói.
 
Theo thạc sĩ Trần Phương - hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Việt Giao,
Anh Phạm Văn Linh - phó ban thanh niên trường học Thành đoàn TP.HCM, phó ban tổ chức ngày hội “Hướng nghiệp, dạy nghề” lần 3-2015 - cho biết: “Thông qua ngày hội, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn trẻ chuẩn bị học nghề những ngành nghề đang đào tạo để các bạn tự tin, vững vàng, mạnh dạn chọn học nghề. Minh chứng là có rất nhiều người đã thành đạt từ con đường học nghề”.
để giúp các bạn trẻ mạnh dạn chọn con đường học nghề thì công tác hướng nghiệp cho học sinh THCS, THPT cần đổi mới để giúp các em nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có định hướng tương lai rõ ràng, mạnh dạn theo đuổi đam mê của mình tại các trường nghề.
 
“Điều này góp phần nâng cao chất lượng đầu vào tại các trường nghề. Nếu người học nghề chứng minh được thế mạnh của mình thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ chọn”, thạc sĩ Phương nói.
 
Anh Phạm Văn Linh - phó ban thanh niên trường học Thành đoàn TP.HCM, phó ban tổ chức ngày hội “Hướng nghiệp, dạy nghề” lần 3-2015 - cho biết: “Thông qua ngày hội, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn trẻ chuẩn bị học nghề những ngành nghề đang đào tạo để các bạn tự tin, vững vàng, mạnh dạn chọn học nghề. Minh chứng là có rất nhiều người đã thành đạt từ con đường học nghề”.
 
Bên cạnh đó, theo thạc sĩ Phương, cần phải thay đổi nhận thức về thợ và thầy theo kiểu: đi học CĐ, ĐH sẽ làm thầy, học nghề sẽ làm thợ.
 
“Nếu những người tốt nghiệp CĐ, ĐH đi làm nhân viên văn phòng hay công nhân tại các xí nghiệp thì thực chất họ đang là thợ. Ngược lại những công nhân lành nghề, có tay nghề cao, những nghệ nhân xuất thân từ các trường nghề nhưng họ đang công tác với vai trò quản lý, giám sát dây chuyền, thợ cả... thì chính họ là những người thầy cho những người có tấm bằng CĐ, ĐH đang làm việc dưới quyền mình” - thạc sĩ Phương phân tích.
 
Chọn thiết thực hay xu hướng?
 
Bên lề ngày hội “Hướng nghiệp, dạy nghề”, ông Nguyễn Quốc Đoàn, giảng viên Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh (TP.HCM), kể câu chuyện về việc làm của bạn trẻ ở ấp Giồng Tân, xã Tân Hòa, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang quê ông.
 
Cùng vào thời điểm năm 2013, ấp Giồng Tân có đến sáu cử nhân ĐH-CĐ thất nghiệp. Điển hình là một bạn gái trẻ tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại một trường ĐH nhưng sau khi tốt nghiệp vẫn không tìm được việc làm. Do khó khăn, bạn này xin làm công nhân tại một công ty may ở Tiền Giang với mức lương trên 4 triệu đồng/tháng nếu tăng ca nhiều. Các cử nhân trẻ khác ở Giồng Tân cũng phải ở nhà làm đồng áng hay nội trợ phụ gia đình do thất nghiệp.
 
Câu chuyện ở ngay ấp mình đã khiến ông Nguyễn Quốc Đoàn đầy trăn trở. Và trong quá trình dạy học tại trường nghề, tiếp xúc những học viên nghề ở trường đã mở ra câu trả lời với ông Đoàn. Đó là chân dung các bạn trẻ qua hai năm học nghề đã có những công việc với mức lương khởi điểm trên 5 triệu đồng/tháng.
 
Ví dụ Lê Văn Hùng, một học viên khóa 2009-2011 của trường. Hùng hiện là quản đốc xưởng tại Công ty TNHH Kiwa Industry (TP.HCM) với mức lương trên 10 triệu đồng/tháng. Hùng vốn cũng là một thanh niên khó khăn ở vùng quê nghèo Hậu Lộc (Thanh Hóa). Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh không dám thi vào ĐH vì nhận thấy hoàn cảnh gia đình không đủ để theo học suốt bốn năm. Hùng đã chọn một trường nghề tại Thanh Hóa học trong một năm, sau đó anh đi làm theo giới thiệu trường nghề này tại Cần Thơ.
 
Do nhu cầu công việc cần nâng cao tay nghề, Hùng tiếp tục học ở Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh - ngành cơ khí lắp ráp. Vừa học vừa làm, sau bốn năm làm việc tại Công ty Kiwa Industry, Hùng đã được cất nhắc lên vị trí quản đốc phân xưởng. Trong thời gian vừa học vừa làm, Hùng cũng kịp lấy bằng ĐH chuyên ngành cơ khí và đang hoàn thiện kỹ năng thiết kế bản vẽ để chuyển sang bộ phận thiết kế và làm công việc ở cấp quản lý sản xuất công ty.
 
Trở lại câu chuyện, nhóm cử nhân ở Giồng Tân hiện nay vẫn chưa tìm được việc làm như chuyên ngành ĐH. Chỉ có bạn gái sau hai năm làm công nhân may, nhờ tích lũy được kỹ năng làm việc và một số tiền nhỏ nên hiện đang phỏng vấn một công việc mới tại TP.HCM gần với ngành học hơn với mức lương cũng chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng. Lê Văn Hùng cũng cho biết hiện công ty anh có nhận nhiều cử nhân mới tốt nghiệp ĐH nhưng vẫn vừa làm vừa học việc ở vị trí công nhân đứng máy.
 
Câu chuyện ở Giồng Tân và quá trình tìm việc, thăng tiến nghề nghiệp của Lê Văn Hùng đã giải mã những trăn trở của ông Nguyễn Quốc Đoàn. Và trong ngày hội hướng nghiệp định kỳ này, ông Đoàn cũng như nhiều thầy cô khác mang tới ngày hội của các bạn trẻ chỉ một câu hỏi: Các em chọn thiết thực hay xu hướng?
 
HB (Nguồn: Báo Tuổi trẻ)