Cập nhật ngày: 11/08/2014

Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn với mục tiêu bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn; Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong bài này tác giả muốn làm rõ khái niệm, cơ sở lý luận hệ thống giám sát và đánh giá Đề án định hướng theo kết quả do: (1) Các thuật ngữ về hiệu quả ngoài, hiệu quả trong và các thuật ngữ liên quan phải được làm rõ, (2) Đề án và kết quả của nó phải được cụ thể hóa và mô hình hóa. Đây là những điều kiện tiên quyết để phát triển hệ thống giám sát và đánh giá một cách hoàn thiện và mới mẻ - phát triển các chỉ số cụ thể và xác định các chiến lược phân tích và thu thập số liệu.

1. Hiệu quả ngoài và hiệu quả trong là gì?

Việc đánh giá hiệu quả ngoài sự can dự của các chương trình, đề án trong lĩnh vực đào tạo nghề trước tiên cần phải làm rõ các thuật ngữ chính: Hiệu quả ngoài là mức độ mà sự can dự đạt được kết quả/tác dụng mong đợi (đầu ra, kết quả và tác động) hoặc các nhiệm vụ, hoạt động được xác định bởi các mục tiêu can dự.


Thuật ngữ hiệu quả trong mô tả mức độ mà sự can dự đạt được các kết quả hay các hoạt động mong muốn có liên quan đến việc sử dụng nguồn lực (chi phí - hiệu quả). Đó là “đo lường các nguồn lực kinh tế/đầu vào như ngân sách, chuyên môn, thời gian,... được chuyển đổi sang kết quả”.


Hai khái niệm này sử dụng một số thuật ngữ để làm rõ nghĩa hơn như đầu vào – kết quả (đầu ra, kết quả và tác động). Các thuật ngữ này rất hữu ích khi sử dụng các mô hình quản lý chất lượng như EFQM và ISO được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực đào tạo nghề nhằm đưa ra các khái niệm phù hợp theo từng ngữ cảnh.


Ngày nay, các mô hình quản lý và đảm bảo chất lượng tập trung trước hết vào tiêu chí bên trong của các cơ sở dạy nghề như quá trình và cấu trúc; tiếp theo là tập trung vào kết quả (đầu ra và kết quả). Theo Bộ Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức, khái niệm chất lượng đào tạo nghề của được hiểu như sau: “Đào tạo nghề có chất lượng cao khi sinh viên và học viên tốt nghiệp có thể làm việc tốt tại nơi làm việc của họ. Điều này bao hàm: Đầu vào – Quá trình – Kết quả (đầu ra và kết quả) – Chất lượng”.
Các mô hình quản lý chất lượng sẽ cụ thể hóa đầu vào, các cấu trúc và quá trình bên trong của các cơ sở dạy nghề và kết quả của nó. Thuật ngữ đầu vào thường mô tả các nguồn về tài chính và vật chất như cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Tiêu chí bên trong (quá trình và cấu trúc) của cơ sở đào tạo nghề thông thường bao gồm:


1) Chiến lược phát triển và quản lý của các cơ sở đào tạo nghề;

2) Sinh viên/học viên học nghề;

3) Đội ngũ nhân viên (nâng cao trình độ của giáo viên, người đào tạo, cán bộ quản lý và nhân viên);

4) Các chương trình đào tạo (giáo trình và quá trình học và dạy);

5) Hợp tác với các doanh nghiệp.

Kết quả đào tạo nghề thường bao gồm:

1) Số người được đào tạo (được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc được xác nhận);

2) Thực trạng và xu hướng việc làm, thu nhập của học viên tốt nghiệp;

3) Trình độ năng lực của họ.

Dưới đây là dự thảo hai mô hình giám sát và đánh giá Đề án Đào tạo nghề cho Lao động nông thôn định hướng theo kết quả: (Hình 1- trang 8)

Dự thảo mô hình kết quả này làm rõ các tiêu chí liên quan nhất đến cấp độ chương trình (cấp trung gian) – có nghĩa là chính chương trình và bối cảnh của nó.

Dự thảo mô hình kết quả thứ hai (ở cấp vi mô) được xây dựng nhằm làm cụ thể kết quả quan trọng nhất của Đề án: Xu hướng việc làm và thu nhập của học viên nghiệp; Năng lực và sự thể hiện của họ tại nơi làm việc sau khi được đào tạo. Hai mô hình này đi từ tổng thể đến chi tiết.

Hai mô hình kết quả này có hai chức năng chính sau đây:

1) Mô hình kết quả làm rõ tính logic và chức năng của Đề án theo bối cảnh của nó. Chúng được đơn giản hóa và giảm thiểu các điều kiện phức tạp của Đề án và làm rõ các giả thuyết làm thế nào đạt được mục tiêu/kết quả mong đợi của Đề án.

2) Hai mô hình kết quả này định hướng trong quá trình xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá: Cấu trúc bước tiếp theo – xác định các chỉ số cụ thể và các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu.

2. Phương pháp đo lường hiệu quả ngoài và hiệu quả trong

Phân tích hiệu quả ngoài của Đề án nên dựa vào 02 mô hình kết quả nêu trên bởi: Đầu vào và tiêu chí bên trong của các cơ sở đào tạo nghề (cấu trúc và quá trình) cần được phân tích mô tả. Đầu ra (số lượng người tốt nghiệp) và kết quả của Đề án (xu hướng việc làm và trình độ năng lực của học viên tốt nghiệp; Xu hướng thu nhập của hộ gia đình học viên tốt nghiệp) được phân tích bằng phương pháp phân tích xu hướng (so sánh trước – sau). Kết quả chủ yếu của Đề án cần được phân tích bằng một phân tích kết quả (so sánh trước – sau, so sánh theo nhóm). Việc phân tích kết quả được thực hiện tốt nhất thông qua điều tra hộ gia đình. Các ưu điểm/điểm mạnh của Đề án sẽ được phân tích theo phương pháp hồi quy hoặc tầm quan trọng của các biến kết quả.

Phân tích hiệu quả trong của Đề án cần tập trung vào các tiêu chí sau:

- Tổng chi phí của Đề án;

- Toàn bộ đầu ra của Đề án;

- Toàn bộ kết quả của Đề án.

Giải pháp thực tế cho việc phân tích hiệu quả trong có thể đo lường bởi sự tăng lên của thu nhập của học viên tốt nghiệp (lao động nông thôn) và gia đình họ tách chi phí của Đề án theo công thức sau:

3. Xác định các chỉ số cụ thể và phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu

Sau khi xây dựng cơ sở lý luận hệ thống giám sát và đánh giá, các chỉ tiêu phải được cụ thể hóa và hệ thống hóa hơn trong các mô hình kết quả và được kết nối với các phương pháp thu thập và phân tích số liệu. Bảng sau đây cho thấy các chỉ số được cụ thể hóa:

4. Khuyến nghị

Trong khi xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã có nhiều câu hỏi được đặt ra. Bài này nhằm minh họa tổng quát cơ sở lý luận hệ thống giám sát và đánh giá định hướng theo kết quả – định nghĩa các thuật ngữ, các mô hình của Đề án và kết quả của Đề án theo thông tin cần thiết và phương pháp luận giám sát và đánh giá – như là đề xuất để xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá phù hợp với Đề án. Những điểm dưới đây là tóm tắt các khuyến nghị để phát triển hệ thống giám sát và đánh giá:

Nghiên cứu hệ thống giám sát và đánh giá Đề án cần được ưu tiên nhất là khi Đề án đã được triển khai từ năm 2010 đến nay. Đặc biệt công cụ thu thập thông tin như điều tra hộ gia đình để phân tích kết quả, chỉ tiêu, phân tích thông tin chiến lược cần tiếp tục được phát triển.

Sử dụng một cách có hệ thống mô hình kết quả để phân tích kết quả Đề án.

Học hỏi, áp dụng kinh nghiệm của các chương trình khác trong lĩnh vực dạy nghề như Chương trình đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam (GIZ). Trong chương trình này, điều tra lần vết và điều tra doanh nghiệp được thực hiện nhằm đánh giá kết quả đào tạo. Kinh nghiệm thực hiện các cuộc điều tra này và việc phát triển hệ thống giám sát và đánh giá định hướng theo kết quả sẽ được sử dụng trong quá trình xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam.

Kết nối việc giám sát và đánh giá với các cuộc điều tra, thu thập số liệu có liên quan và hệ thống bảo đảm chất lượng như các cuộc điều tra, thu thập thông tin của Tổng cục Thống kê, của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để giám sát các hoạt động trong lĩnh đào tạo nghề và hệ thống đảm bảo chất lượng của Tổng cục Dạy nghề/Bộ LĐTBXH.

Kết nối việc giám sát và đánh giá Đề án với hệ thống giám sát và đánh giá mục tiêu của các chương trình, dự án khác như Chương trình đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam (GIZ) và Dự án Tăng cường kỹ năng nghề cho ADB tài trợ.

Tài liệu tham khảo:

1. CEDEFOP (2011): Assuring quality in vocational education and training. The role of accrediting VET providers. Luxembourg

2. Federal Ministry of Education and Research (2009): Entwicklung einer Konzeption für eine Modell-initiative zur Qualitätsentwicklung und -sicherung in der betrieblichen Berufsausbildung. Bonn,
h t t p : / / www. b m b f . d e / p u b / b a n d _ v i e r _
berufsbildungsforschung.pdf

3. Horn, S. (2014): M&E Concept of the Pro-gramme Reform of TVET in Viet Nam. Hanoi

4. Horn, S. (2013): Draft M&E concept of the Programme Vocational Training for Rural Laborors. Internal concept paper

5. Horn, S. (2012): Quality Management in the Vocational Training Sector in Germany. Journal of NIVT 04/2014. Hanoi
ILO (2011): Criteria for Evaluation (ILO Model - 500)

6. NIVT/GIZ (2014): Enterprise Survey Report. Wave 2013. Hanoi

7. OECD/DAC (2009): DAC Glossary of Key Terms in Evaluation and Results Based Management. Paris
Stockmann, R. (2008): Evaluation and Quality Development: Principles of Impact-Based Quality Management. Frankfurt/M. a. o.

8. SBI – Sächsisches Bildungsinstitut (2008): Schulische Qualität im Freistaat Sachsen: Kriterien-beschreibung. Radebeu

Nguồn: Tạp chí Khoa học Dạy nghề