Cập nhật ngày: 01/12/2019

 

Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2019 , ngày 28/11 tại Hà Nội Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế tổ chức Hội thảo “Báo cáo Scan ngành nông nghiệp”. Hội thảo nhằm giới hiệu về phương pháp Scan (hay còn gọi báo cáo soát xét ngành (Environmental scan hay E-Scan)) và quá trình thực hiện ngành Scan ngành nông nghiệp trong năm 2019.

 

Hội thảo “Báo cáo Scan ngành nông nghiệp”. - Ảnh 1.

Quang cảnh hội thảo

Theo ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục GDNN, nhằm đạt mục tiêu đưa Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình vào năm 2030, việc chuẩn bị một lực lượng lao động dồi dào có kỹ năng nghề cao, có việc làm thỏa đáng, bền vững làm nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia và ổn định xã hội là chìa khóa quan trọng. Mặt khác, cũng như nhiều quốc gia khác, kẻ cả các nước phát triển cũng đang phải đối mặt với nhiều thức trong việc phát triển Kỹ năng nghề trong thời đại công nghiệp 4.0, đó là phải trang bị và phát triển kỹ năng cho việc làm mà chưa từng có trong hiện tại, sử dụng công nghệ chưa từng được phát minh.
Riêng ở Việt Nam, một nước có tỷ lệ lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng lớn với kỹ năng giản đơn tạo năng suất thấp đang là một thách thức thứ 3 trong việc trang bị, phát triển KNN cho việc dịch chuyển lao động cả chiều dọc cho việc cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề cho mỗi người lao động trong lĩnh vực đang làm việc và chiều ngang cho việc chuyển đổi việc làm, dịch chuyển lao động sang lĩnh vực có năng suất lao động cao hơn như khu vực thành thị, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ hoặc xuất khẩu lao động. Nhằm có giải pháp hữu hiệu để phát triển các giải pháp cho các thách thức trên, với sự hỗ trợ của Chính phủ Úc, tổ chức ILO và kinh nghiệm quốc tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành quyết định thành lập thí điểm 2 Hội đồng ngành trong lĩnh vực Du lịch, khách sạn và lĩnh vực nông nghiệp nhằm thí điểm việc thu hút sự tham gia của các đối tác liên quan khác nhau gồm các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, đại diện người sử dụng lao động, các hiệp hội nghề nghiệp, các giáo viên… trong việc tham mưu, tư vấn phát triển kỹ năng nghề, dự báo kỹ năng tương lai đáp ứng với nhu cầu của xã hội và thị trường lao động. Việc thí điểm trên là cơ sở để có thể nhân rộng tiếp theo các Hội đồng nghề trong lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Hội đồng ngành cần tiến hành nghiên cứu và có bản báo cáo về nhu cầu kỹ năng hiện tại và kỹ năng tương lai cả chiều dọc (theo bậc trình độ KNN), và chiều nganh (theo lĩnh vực nghề nghiệp và vị trí việc làm) hay còn gọi báo cáo soát xét ngành (Environmental scan hay E-Scan) duyệt và ra mắt ngày 15/11/2019 vừa qua.

 

Hội thảo “Báo cáo Scan ngành nông nghiệp”. - Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Tại Hội thảo các chuyên gia cũng đã trao đổi, góp ý để báo cáo soát xét ngành nông nghiệp được hoàn thiện hơn theo yêu cầu, đồng thời các thành viên hội đồng cũng đã thảo luận các bước tiếp theo đối với hội đồng ngành sau hội thảo này, cụ thể trước mắt là kiện toàn các thành viên hội đồng, phê duyệt thành viên thư ký hội đồng và thống nhất kế hoạch các hoạt động của Hội đồng... Theo ông Nguyễn Quang Việt, Viện trưởng Viện trưởng Viện KHGDNN, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích, vận động lao động trẻ tham gia học nghề để cải thiện khu vực nông nghiệp nông thôn...

                                                                                                      nguồn: baodansinh.vn