Cập nhật ngày: 29/08/2018

 Chiều ngày 26/8/2018, đoàn Việt Nam gồm Đại biểu kỹ thuật và các chuyên gia, phiên dịch đã đến Thái Lan để chuẩn bị tham gia cuộc họp Uỷ ban kỹ thuật lần 2 (UBKT) nhằm chuẩn bị và hoàn thiện đề thi ở các nghề tổ chức thi và các và vấn đề kỹ thuật khác liên quan, bao gồm việc cập nhật, sửa đổi đề thi tối thiểu 30%, lắp đặt máy và thiết bị, dụng cụ chuẩn bị thi, xác định Ban giám khảo, chuyên gia trưởng, chuyên gia phó của mỗi nghề theo phân công cho mỗi quốc gia, số lượng thí sinh chính thức đến dự thi.


Đại biểu kỹ thuật của 10 nước ASEAN, Uỷ viên Uỷ ban Kỹ thuật của Kỳ thi chụp anh lưu niệm 


      Sáng ngày 27/8/2018, phiên họp lần thứ hai của Uỷ ban Kỹ thuật đã chính thức khai mạc với sự tham gia của 10 đại biểu kỹ thuật và trên 500 chuyên gia, phiên dịch, quan sát viên đến từ 10 nước ASEAN do ông Vacharapong Muckcherd (Thái Lan), Chủ tịch Uỷ ban kỹ thuật của kỳ thi, Đại biểu Kỹ thuật của Thái Lan tại kỳ thi đồng chủ trì cùng với ông Heng Guan Teck (Singapore), Phó chủ tịch Uỷ ban kỹ thuật của kỳ thi, Đại biểu kỹ thuật của Singapore tại kỳ thi). Cuộc họp đã rà soát toàn bộ khâu kỳ thuật và nhân sự cho kỳ thi. Đoàn Việt Nam do TS. Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng vụ Công tác Học sinh, sinh viên, Đại biểu Kỹ thuật của Việt nam tại các kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới và là thành viên Uỷ ban kỹ thuật của kỳ thi cùng 65 chuyên gia kỹ thuật và phiên dịch ở 26 nghề tham dự buổi họp. Tại buổi họp, ông Trường khẳng định Việt Nam tham gia đầy đủ ở các nghề đã đăng ký dự thi ở 26 nghề với 39 chuyên gia tham gia ban giám khảo, trong đó ông Nguyễn Chí Trường (Đại biểu kỹ thuật của Việt Nam) chịu trách nhiệm làm chủ tịch Ban giám khảo ở 3 nghề và 6 chuyên gia Việt Nam làm chuyên gia Trưởng và Phó ở 6 nghề. Cụ thể:

    - Ba (3) nghề Làm chủ tịch Ban giám khảo gồm: Rô bốt di động (mobile robotics); Quản trị hệ thống mạng công nghệ thông tin (IT network system admistration); Kết nối vạn vật (internet of things - IOT);

     - Bốn (4) nghề làm chuyên gia trưởng gồm: Lắp cáp mạng công nghệ thông tin (Information net work cabling); Bảo trì trung tâm gia công kỹ thuật số - CNN (CNC maintenance); Ốp lát tưởng và sàn (Wall and floor tilling); và nghề Xây gạch (Brick laying).

     - Hai (2) nghề làm Phó chuyên gia trưởng, gồm: Thiết kế và phát triển trang web (Web design and development); Tự động hoá công nghiệp (Industrial Automation).

 

 

Đại biểu Việt Nam tại phiên họp Uỷ ban Kỹ thuật của Kỳ thi tham dự Hội nghị

 

Phát biểu tại cuộc họp, thành viên Uỷ ban kỹ thuật tại kỳ thi của Việt Nam, TS. Nguyễn Chí Trường phát biểu cảm ơn nước chủ nhà đã đăng cai và chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi, ngoài việc chuẩn bị các khâu kỹ thuật, trang bị thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng thi công làm bài thi, nước chủ nhà đã làm các đoàn đến dự thi rất cảm động ở các khâu tiếp đón đoàn đến chu đáo, mếm khách ấm tình hữu nghị, đoàn kết ASEAN ngay từ sân bay đến khách sạn nơi ở của đoàn. Đặc biệt, đánh giá cao ông Vacharapong Muckcherd, Chủ tịch Uỷ ban kỹ thuật kỳ thi, cũng là đại diện nước chủ nhà yêu cầu các chuyên gia làm công tác giám khảo cần phải làm việc nghiêm túc trên 7 giá trị của kỳ thi chứ không chỉ là kết quả bằng tấm huy chương của thí sinh nước mình, mà phải lấy các thí sinh tham dự kỳ thi là giá trị quan trọng nhất để đảm bảo kỳ thi với 7 giá trị cốt lõi gồm tính Công bằng, Chính trực, trung thực, đa dạng, công bằng, sáng tạo và hội nhập. TS Trường cũng cam kết các chuyên gia Việt Nam sẽ làm việc hết mình với tinh thần trách nhiệm, chuyên nghiệp cao nhất với tinh thần 7 giá trị cốt lõi của kỳ thi: xuất sắc, đa dạng, công bằng, đổi mới, chính trực, hợp tác và minh bạch. 


Các đại biểu tham dự Hội nghị Kỹ thuật

Toàn cảnh Hội nghị Uỷ ban Kỹ thuật Kỳ thi

Kỳ thi tay nghề ASEAN được tổ chức 2 năm một lần vào các năm chẵn, Kỳ thi lần thứ 12 năm 2018 này được tổ chức tại khu triển làm IMPACT MUANG THANI, Bangkok, Thái Lan từ ngày 27/8 đến 5/9/2018 và là lần thứ 3 Thái Lan đăng cai tổ chức. Tham dự kỳ thi có 331 thí sinh đến từ 10 nước ASEAN tham dự ở 26 nghề, trong đó có 2 nghề lần đầu tiên được tổ chức thi trình diễn là nghề Kết nối vạn vật IOT và nghề Sơn ô tô. Đề thi tại kỳ thi năm nay được cập nhật các công nghệ mới nhất trong khu vực ASEAN trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam tham dự đầy đủ ở 26 nghề gồm 52 thí sinh (mỗi nghề 2 thí sinh dự thi), bao gồm nghề Kết nối vạn vật IOT, nghề mới ra đời trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

TCGDNN