Cập nhật ngày: 10/08/2018

“Xanh hóa đào tạo nghề ở Việt Nam”

Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước. Trong quá trình ấy, giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò then chốt, đảm bảo cung cấp cho nền kinh tế lực lượng lao động có kỹ năng tốt. Đồng thời, giáo dục nghề nghiệp còn nâng cao tri thức và năng lực cho thế hệ trẻ và cộng đồng nói chung trong việc đối mặt với các thách thức về xã hội và môi trường sinh thái.

Tài liệu “Xanh hóa đào tạo nghề ở Việt Nam” giới thiệu và giải thích các khái niệm về xanh hóa giáo dục nghề nghiệp, và cung cấp các ví dụ cụ thể về thực tiễn triển khai trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tài liệu gồm hai phần:

- Phần đầu hướng tới nhóm độc giả là các cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, phòng thương mại và các hiệp hội nghề nghiệp. Nội dung đề cập bao gồm chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, các ngành kinh tế liên quan đến xanh hóa, và vai trò của GDNN đối với tăng trưởng xanh.

- Phần hai là các lĩnh vực hành động cụ thể của các cơ sở GDNN. Tài liệu giới thiệu các yếu tố đặc thù của cơ sở GDNN xanh, quy trình thực hiện xanh hóa cơ sở GDNN, các phương án lồng ghép kỹ năng xanh vào chương trình đào tạo, và các ví dụ xanh hóa cơ sở GDNN đã thực hiện tại Việt Nam.

Tài liệu “Xanh hóa đào tạo nghề ở Việt Nam” do chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” của tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) và Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề (nay là Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp) phối hợp xây dựng.

 

2.    “Danh mục kết quả đầu ra cho đào tạo nghề xanh”

“Danh mục kết quả đầu ra cho đào tạo nghề xanh” bao gồm các kết quả đầu ra chung cho các nghề trong đào tạo nghề xanh, và các kết quả đầu ra cụ thể cho bốn nghề thuộc diện hỗ trợ của của chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam - tổ chức GIZ (kỹ thuật viên cắt gọt kim loại CNC, Kỹ thuật viên cơ khí xây dựng, Kỹ thuật viên Điện tử công nghiệp & Kỹ thuật viên cơ điện tử).

Tài liệu được xây dựng dựa trên Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Kế hoạch Hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh của Việt Nam, và dựa trên kết quả phân tích các quy định đào tạo, cũng như các chương trình khung có liên quan của Đức và Việt Nam.

VPTCGDNN