Cập nhật ngày: 07/07/2017

 

Ngày 5/7/2017, tại Vĩnh Phúc, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị định hướng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và điều chỉnh ngành/nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành/nghề trọng điểm đến năm 2020. Dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: TS. Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề; PGS.TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng Cục trưởng - Tổng cục Dạy nghề; TS Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng - Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH); Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Về phía tỉnh Vĩnh Phúc có đồng chí: Vũ Việt Văn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham dự.

  TS. Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Hội nghị đã thông qua các nội dung: Rà soát, đánh giá cơ sở giáo dục nghề nghiệp và định hướng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030; đánh giá kết quả thực hiện nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2016 và định hướng điều chỉnh ngành/nghề trọng điểm và trường được lựa chọn ngành/nghề trọng điểm đến năm 2020; quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc xác định ngành/nghề trọng điểm đến năm 2020; định hướng cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; định hướng phát triển đội ngũ nhà giáo ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

 PGS.TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề phát biểu tại Hội nghị

Hiện nay, trên cả nước, đối với các trường nghề công lập, có 112 nghề trọng điểm theo các cấp độ, trong đó có 26 nghề cấp độ quốc tế, 32 nghề cấp độ khu vực ASEAN, 101 nghề cấp độ quốc gia; có 272 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập được lựa chọn nghề trọng điểm ở 859 lượt nghề các cấp độ (143 lượt nghề cấp quốc tế, 164 lượt nghề cấp độ khu vực ASEAN và 552 lượt nghề cấp độ quốc gia). Đối với các trường nghề ngoài công lập, hiện có 69 nghề trọng điểm, trong đó có 16 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, 19 nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, 55 nghề trọng điểm cấp độ quốc gia; 60 trường nghề ngoài công lập được lựa chọn nghề trọng điểm ở 163 lượt nghề các cấp độ. Thông qua hoạt động hỗ trợ đầu tư tập trung đồng bộ cho nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo, có trên 80% thiết bị được đầu tư tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh theo danh mục thiết bị dạy nghề, đảm bảo tiên tiến, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu số giờ thực tập theo quy định. Một số nghề được hỗ trợ từ các Dự án ODA được đầu tư đồng bộ theo nghề, đã tiếp cận được trình độ tiên tiến ở các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Phấn đấu đến năm 2020, Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động giai đoạn (2016-2020) đầu tư đồng đồng bộ 100 nghề trọng điểm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, đảm bảo đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp ở các cấp độ.


Toàn cảnh Hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận về những vấn đề như: Định hướng xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nghề nghiệp; tình hình quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đầu tư nghề trọng điểm đến năm 2020… để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập.